Quy Trình Vận Hành Và Cách Xử Lý Sự Cố Van Công Nghiệp

Ngành công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển, và trở nên phổ biến trên đất nước Việt Nam. Chính bởi vậy, các thiết bị công nghiệp như: van công nghiệp, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ đo nhiệt độ….. ngày càng được nhiều người biết đến. Nếu như trước đây 10 – 12 năm khi bạn nhắc đến các thiết bị này, thì không nhiều người biết đến chúng và để tìm được những nhà cung cấp thiết bị công nghiệp thì quả thật là rất khó khăn.

Tuy nhiên, khi mà đất nước không ngừng phát triển và đi lên, điều đó đồng nghĩa rằng, các thiết bị trong nhà máy sẽ được sử dụng nhiều hơn, các thiết bị sẽ được thay thế nhiều hơn. Bởi vậy, ngày càng có nhiều nhà cung cấp thiết bị công nghiệp mọc ra và khách hàng càng có nhiều lựa chọn khi chọn mua các thiết bị công nghiệp.

Tóm tắt nội dung

Khái Niệm Van Công Nghiệp Là Gì?

Van công nghiệp là thiết bị cơ khí dùng trong công nghiệp cụ thể là đường ống. Van dùng đề điều chỉnh dòng chảy của lưu chất. Với kết cấu khá đơn giản và chắc chắn, van công nghiệp là thiết bị được sử dụng nhiều trong các nhà máy xí nghiệp hiện này, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vận hành.

Van công nghiệp thông thường được chế tạo để sử dụng trong thời gian nhiều năm mà không bị ảnh hưởng hay trục trặc gì xảy ra. Qua trình đóng và mở van phải thực hiện một cách từ từ và chắc chắn. Nếu thay đổi vị trí của van quá nhanh thì sẽ xảy ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và áp suất trong đường ống.

van-cong-nghiep-tai-nha-may

Vi dụ: Van cầu hơi dùng để điều tiết dòng chảy của hơi trong lò nếu ta thay đổi vị trí van một cách đột ngột thì nhiệt độ ở đầu ra của ống sẽ tang lên nhanh chóng dẫn tới sự giản nở đột ngột của đường ống và các ứng dụng giản nở ở mỗi nối giữa van và đường ống cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của các phần này.

Các Loại Van Công Nghiệp Trên Thị Trường

Trên thị trường hiện tại, gồm có những loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất như:

  • Van cầu / globe valve (Bellow seals globe valves/Gland Packing Globe Valves)
  • Van bi / Ball valves (2pc ball valve, 3pc ball valve…)
  • Van một chiều / Check valves (lift check valve, Dual Plate Check Valve, swing check valve…)
  • Van cửa, van cổng / Gate valves ( Non – Rising stem resilient seated ductile iron gate valve, Gate Valve Electric Actuator….)
  • Van bướm / Butterfly valves (electric butterfly valve actuator, Wafer type butterfly gearbox….)
  • Van dao / Knife gate valves
  • Van an toàn / Safety valves
  • Van giảm áp / Reducing valves
  • Van điều khiển / Control valves
  • Van xiên / Angle seat valves
  • Van điện từ / Solenoid valves
  • Lọc Y – Y Strainer

Giả sử như trường hợp dưới đây:

Khi đóng van nhanh chóng, dòng chảy trong đường ống bất thình lình bị chặn lại, áp suất tăng lên đột ngột, nếu như áp suất này đủ lớn nó sẽ gây hư hại cho van và ống dẫn. Hiện tượng này được gọi là sự va chạm thủy lực. Khi van bị tác động của áp suất cao thường rất khó mở. Nếu áp suất cao của vật chất sẽ đẩy cửa van về phía vòng làm kín và làm cho khó khăn trong việc mở van vì lực ma sát tăng lên giữa hai phần này. Giả sử áp suất được cân bằng giữa hai cửa van.

Khi áp suất cân bằng thì có nghĩa là lực ma sát ở hai phía cũng được cân bằng do đó việc mở van được dễ dàng hơn. Nhiều van có thiết kế đường cân bằng để dễ dàng hơn trong việc mở van. Một van nhỏ được lắp ở đường cân bằng để thực hiện quá trình cân bằng áp suất ở hai phía của van chính, làm cho quá trình vận hành van được thuận tiện và giảm lực ma sát giữa cửa van và các vòng làm kín. Khi van có thiết kế đường cân bằng ta phải mở van cân bằng đường áp suất trước khi mở van chính. Trong một vài trường hợp nếu như van khó vận hành thì ta phải dùng tới choòng mở van. Các choòng này có nhiều loại và đủ kích cỡ khác nhau. Loại choòng trên có hai đầu để gắn vào tay quay, còn loại kia chỉ có một đầu và gắn vào phần khung của tay quay. Tuy rằng có các thiết kế khác nhau nhưng các choòng van đều có chung một đặc tính là để tăng cường lực thuận tiện cho quá trình vận hành van.

Ngoài ra còn có các hướng dẫn chung khi sử dụng các choòng van:

  • Đầu tiên ta phải chọn đúng kích cỡ choòng van, đảm bảo rằng choòng van đã gắn chắc vào tay quay để tránh choòng van bị trượt ra ngoài trước khi tác dụng lực.
  • Tiếp theo ta phải có được thế cân bằng khi tác dụng lực vào choòng van. Nếu không phân phối trọng lượng cơ thể một cách cân bằng có thể ta sẽ bị ngã khi van mở ra một cách quá nhanh.
  • Sau đó ta phải đứng theo hướng kéo choòng van về phía bản thân chứ không đẩy nó ra phía ngoài, việc này tránh cho bản thân bị ngã khi mở van qúa nhanh và tránh ảnh hưởng tới những người xung quanh.
  • Không được áp dụng lực quá lớn khi vận hành van bằng choòng van nếu không ta có thể làm gãy tay quay hoặc cần van ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới các vòng làm kín và cửa van.

Ngoài ra còn có nhiều loại van công nghiệp đòi hỏi phải có sự bôi trơn định kỳ.

Ở loại van có cần van chuyển động, bụi hay các vật chất khác có thể bám vào phần ren của cần van lộ ra ngoài làm cho khó khăn trong việc vận hành và mài mòn cần van. Do vậy phải giữ sạch và bôi trơn phần ren của cần van lộ ra ngoài. Trong một số loại van đòi hỏi phải bôi trơn ở cả phía trong. Các van loại này thường có lỗ nạp dầu hoặc mỡ bôi trơn. Đối với các van nút chất bôi trơn còn có tác dụng như một màng làm kín giữa cửa van và thân van. Những loại van này đòi hỏi phải bôi trơn thường xuyên. Một số loại van cần phải có loại dầu mỡ bôi

trơn riêng biệt. Tất cả các van thiết kế có cần van đều có khoang làm kín, vật liệu bịt kín được nhồi đầy trong khoang này. Mỗi khoang làm kín đều có vật liệu bịt kín theo kích cỡ riêng của nó. Vật liệu bịt kín được lắp đặt theo dạng hình tròn bao quanh cần van. Vật liệu bịt kín được nén lại bởi nắp của khoang làm kín. Mục đích của việc sử dụng vật liệu làm kín là để ngăn ngừa rò rỉ quanh cần van. Sự rò rỉ được điều chỉnh bằng việc siết chặt nắp khoang làm kín để tăng độ nén trên vật liệu bịt kín. Nếu như sự rò rỉ vẫn xẩy ra thì ta

phải tiến hành thay vật liệu bịt kín. Ngoài ra van còn có thể bị rò rỉ ở những vị trí khác trong khi vận hành như: Rò rỉ giữa mối nối của thân van và nắp trên của van, rò ở mối nối giữa thân van và đường ống. Thông thuờng những rò rỉ nảy được bằng việc siết chặt các bu lông nếu là mối nối bằng mặt bích. Nếu vẫn tiếp tục bị rò rỉ thì ta phải tiến hành thay gioăng đệm hoặc kiểm tra lại mặt bích.

Xử Lý Sự Cố Van Công Nghiệp

Đa số các công nhân vận hành không có khả năng sửa chữa các hư hỏng của van nhưng họ phải xác định được nguyên nhân hư hỏng để báo cho đội sửa chữa biết. Điều này đòi hỏi họ phải có kỹ năng trong việc phát hiện ra các nguyên nhân gây ra hư hỏng.

Các hỏng hóc ở van vận hành bằng tay thường dễ dàng xác định được như gãy tay quay, trật khớp ren. Nếu như các cơ cấu này vẫn họat động tốt mà ta vẫn không thể đóng hay mở van được thì có nghĩa là đã hư hỏng ở phần trong van.

bao-tri-van-cong-nghiep

Đối với van một chiều thường không có các hư hỏng ở phía ngòai. Do vậy khi van một chiều không ngăn được dòng chảy ngược trở lại có nghĩa là van đã hóc ở phía trong.

Đối với các van điều khiển thì thường khó khăn hơn trong việc xác định các nguyên nhân hư hỏng. Nếu như van điều khiển bị hư hỏng thì việc đầu tiên là phải kiểm tra tín hiệu từ thiết bị điều khiển truyền tới cơ cấu dẫn động, nếu như tín hiệu vẫn đúng thì nguyên nhân gây ra hư hỏng có thể ở thiết bị điều khiển.

Đôi khi các tín hiệu từ thiết bị điều khiển tới cơ cấu dẫn động bị rối lọan do rò rỉ, tắc ở giữa đường nối giữa hai thành phần này. Vì vậy ta nói rằng van điều khiển có thể bị hư hỏng trong hệ thống truyền tín hiệu. Hầu hết các van điều khiển có gắn bộ phận xác định vị trí của van.

Khi nhìn vào bộ phận xác định vị trí van ta có thế biết được vị trí của van. Giả sử như thiết bị điều khiển đang truyền tín hiệu để đóng van nhưng ta vẩn nghe thấy tiếng của dòng chảy đi qua van, nếu bộ phận xác định vị trí chỉ van đã ở vị trí đóng thì ta có thể biết được là hư hỏng xẩy ra ở phía trong thân van.

Điều này cũng có thể xác định được là van bị tắc hay vòng làm kín đã bị mài mòi qúa nhiều. Nhưng nếu bộ phận xác định vị trí chỉ van ở vị trí mở thì hư hỏng có thể ở những bộ phận khác nhau ví dụ như cần van có thể bị kẹt ở nắp khoang bịt kín nên van không thể đóng lại được. Một khả năng nữa là cơ cấu dẫn động không là việc một cách hoàn hảo, nếu như màng ngăn trong cơ cấu dẫn động bằng khí bị rách hay bị thủng thì nó sẽ không hoạt động khi có sự thay đổi áp suất khí nén. Trong cơ cấu dẫn động bằng điện và bằng motor thì việc quận dây bị cháy cũng là một nguyên nhân gây hư hỏng cơ cấu dẫn động. Các trục trặc đối với cơ cấu dẫn động bằng thủy lực thường là chất lỏng bị rò rỉ, piston bị kẹt trong xilanh hay piston bị thủng.

Nếu như van có cơ cấu định vị để trợ giúp cho sự di chuyển của cần van thì ta phải kiểm tra cả thiết bị này. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra các tín hiệu đầu vào và đầu ra của cơ cấu định vị. Đối với van điều khiển khi bị hư hỏng ta thường bắt đầu kiểm tra ở thiết bị điều khiển rồi sau đó xuống những phần phía dưới của van

Tóm lại

  • Tất cả các van điều khiển đều có cơ cấu dẫn động nối với thân van.
  • Cơ cấu dẫn động sẽ di chuyển cần van phù hợp với các tín hiệu phát ra từ thiết bị điều

khiển.

  • Thiết bị trợ giúp cho cơ cấu dẫn động di chuyển hay giữ van ở đúng vị trí được gọi là cơ

cấu định vị.

  • Các cơ cấu dẫn động bằng khí sử dụng khí nén để điều khiển van.
  • Cơ cấu dẫn động bằng dòng điện có hai lọai là van điện và motor.
  • Các cơ cấu dẫn động bằng thủy lực thường được sử dụng đối với các van lớn.

Bài Viết Nên Đọc:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận trên Facebook